Theo giáo lý nhà Phật, nạo phá thai bị coi như một hành động giết người. Tuy nhiên có nhiều người mẹ vì hoàn cảnh mà bắt buộc phải nạo phá thai. Trong tâm hồn những người phụ nữ ấy vẫn luôn âm ỉ nỗi đau về việc phải bỏ đi đứa con ruột thịt của mình.

Và khi gặp nhiều vấn đề không may trong cuộc sống gia đình hay công việc, những người phụ nữ này lại dằn vặt vì cho rằng đó là quả báo cho việc chối bỏ đứa con mới tượng hình trong bụng.

Về vấn đề tâm linh mà không ít phụ nữ gặp phải này, TS Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Ứng dụng Tin học-UIA), người có kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực khoa học góc nhìn tâm linh, chia sẻ: “Phá thai cũng là tội giết người, chẳng qua là giết người trước khi sinh linh ấy ra đời.

nao-pha-thai-va-nhung-nghiep-bao-rung-ron-ma-nguoi-phai-chiu

Khi giao lưu tâm linh, các thai nhi sa sẩy do yếu tố khách quan thì thường không trách cha mẹ mình nhưng tủi thân, phần nào ganh tị với những anh, chị mình đã ra đời và được mẹ cha yêu thương chăm sóc.

Còn đứa trẻ bị nạo hút thai, thì khi giao lưu, vong thai nhi nói rằng từ khi người mẹ có ý nghĩ sẽ giết con của mình thì đứa bé đã biết và liên tục van xin đừng giết mình. Và từ thời điểm bị tước đoạt sự sống, các vong hài nhi chuyển đổi tâm trạng từ yêu thương, hạnh phúc thành căm hận.

Tôi từng chứng kiến một người phụ nữ khi đến soi tâm linh thì mới giật mình nhớ lại lúc còn trẻ đã nạo hút thai. Chính vì vậy, sau này khi cô ấy sinh con, mỗi lần đứa bé bú thì lại bị ói ra hết.

Tìm hiểu thì mới biết nguyên nhân là “vong hài nhi” luôn bóp cổ đứa bé, không cho bé bú để “cảnh tỉnh” người mẹ đã từ chối cũng như lãng quên sự từng tồn tại của mình.

Ngoài ra, chúng tôi có ghi nhận một trường hợp một đứa bé được gia đình mang đến UIA trong tình trạng luôn dùng dao bào tự rạch tay mình. Người mẹ đã đưa bé này đi khám rất nhiều nơi nhưng không tìm được nguyên nhân.

Thông qua nhà ngoại cảm, người phụ nữ này hoàn toàn suy sụp khi biết được lý do là “vong hài nhi” mà chị từng nạo thai khi còn trẻ đã nhập vào con mình mà hành động kỳ quái như vậy.

Kể những câu chuyện trên để độc giả hiểu sâu sắc rằng khi nạo phá thai và nghiệp quả cũng vô cùng  nặng nề, tương đương giết một mạng người”.

 “Vong linh” của các thai nhi chuyển sang căm hận khi bị nạo phá

Nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng từng kể: “Năm 1991, tôi được bên xây dựng mời đến xem cây đa tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội mà họ định chặt đi để lấy chỗ xây dựng. Nhưng hễ ai trèo lên cây đa để chặt thì không ngã gãy tay, cũng què chân.

Khi tôi tới thì dưới gốc cây có 1 cái quán cơm và quanh gốc cây cắm chi chít chân hương. Tôi nhìn thấy có những chấm bé như con chuột, con nhái bám chi chít dọc các cành cây, chỗ nào cũng có.

Đến khi định hình lại, tôi mới nhận ra đó là người hết, có người thì chưa thành hình, có người thì mới có 2 tay bé tí bám vào lá cây…

Lúc đó tôi thấy vong linh một cháu bé đứng ở dưới mới hỏi những chấm trên cây đó là gì? Cháu bé đó nói: “Là người hết đấy, người này 3 tháng, người này 7 tháng, người này bị nạo, người này bị móc xép…”. Tôi sợ quá nên bỏ về buổi đầu tiên.

nao-pha-thai-va-nhung-nghiep-bao-rung-ron-ma-nguoi-phai-chiu

 

Mấy hôm sau, tôi khấn xin vong linh một người bác bên mẹ nuôi tôi là bác sĩ đi cùng, tôi mới trở lại chỗ cây đa.

Đến đấy, “vong linh” người bác mới nói với tôi đây là các “vong” của những thai nhi đang trong quá trình hình thành, nó giống như con chuột thì mới được 3 tháng, dài hơn một chút là 5-7 tháng. Chúng nói tại sao chúng đang ở đây mà lại chặt cây của chúng đi?

Sau đó có “vong” một đứa trẻ tự nhận là đại ca, nó bảo: “Nếu có thiện chí thì bác sĩ bảo họ cho chúng cháu vào chùa ăn mày Phật, chúng cháu ở đây khổ lắm. Cháu cũng không muốn làm đại ca để đi ăn xin đâu nhưng vì bố mẹ cháu bỏ cháu, không ai thờ cúng cháu cả”.

Sau đó tất cả các “vong” ấy được nhà sư cúng, đưa về chùa Quán Sứ và cây đa Nhà Bò (Lò Đúc, Hà Nội). Đúng ngày đơn vị thi công chặt cây đa thì tôi có trở lại một lần nữa. Tôi thấy một đứa trẻ đứng dưới gốc cây, người nó tím tái. Nó khóc không chịu đi.

Tôi mới hỏi: “Cháu ơi, lên chùa cháu cũng không chịu, ra cây đa cháu cũng không đi, vậy bây giờ cháu muốn đi đâu?”.

Nó khóc bảo: “Cháu ở đây cháu chờ mẹ cháu. Mẹ cháu là sinh viên. Mẹ cháu bỏ cháu trong cái làn. Mẹ khóc bảo rằng: “Cứ ở đây rồi mẹ quay lại mẹ đón”. Thế rồi mẹ cháu đi, không thấy về đón cháu”.

Khi tôi nói ra thì nhiều người ở đó mới đi hỏi thông tin. Linh hồn của cháu bé ấy còn nói: “Cháu ở đây đã lâu lắm rồi”.  Một lúc sau thì có một bà cụ đi ra. Cụ hỏi: “Đó có phải là một đứa bé gái, mặc cái áo hồng không?”. Tôi nói: “Vâng, đó đúng là một đứa bé gái”.

Bà ấy bảo: “Cách đây tầm hơn 30 năm, tôi ra đây thì thấy một cái làn lật nghiêng. Khi tôi lật chiếc làn lên thì tôi thấy 1 lá thư, trong đó viết: Trong này đã có tã lót và có 2 hộp sữa Thảo Nguyên, ông bà nào làm phúc mang cháu về nuôi thì hãy giúp đỡ.

Tôi không may sa chân lỡ bước thì mong ông bà cưu mang lấy cháu. Đến khi tôi lật cái làn ra thì có một đứa bé đã chết tím tái trong đó”.

Năm 1991, tôi đến đó thì đứa bé ấy đã mất được hơn 30 năm rồi nhưng nó vẫn nhớ lời hứa của người mẹ.

Dù đó là hời hứa dối nhưng linh hồn đứa bé ấy vẫn bấu víu vào đó để chờ đợi mẹ nó quay lại đón. Lúc đó nhà sư cúng thế nào, linh hồn đứa bé ấy cũng không chịu đi.

Rồi có một bà khấn: “Nhà bà có điện thờ, cháu về nhà bà ăn nhờ lộc mẫu. Mẹ cháu đã bỏ cháu như vậy thì chắc chắn sẽ không quay trở lại nữa đâu, vậy nên về theo bà nhé”. Thế là con bé nó lút cút đi theo bà ấy.

Hành trang của nó là cái làn mà mẹ nó để lại. Bởi khi người ta chôn nó thì do nó bé quá, người ta mới gập cái làn lại rồi quấn một lớp vải, cho vào quan tài gỗ rất đơn sơ, chôn dưới Văn Điển. Đến bây giờ tôi vẫn day dứt vì khi đó đã không hỏi bé gái ấy là mẹ nó hiện làm gì, đang ở đâu.

Bởi tôi biết chắc hàng nghìn bài kinh, lời khấn của mọi người không bằng một lời xin lỗi của mẹ nó. Xin lỗi vì đã không giữ được lời hứa và xin đứa bé ấy bỏ lời hứa đi để siêu thoát thì đứa bé ấy chắc chắn sẽ được siêu thoát.

Chính vì thế chúng ta khi nói với người âm thì đừng coi cái lời thề lời hứa ấy là bâng quơ, không làm được thì đừng hứa với họ”.

Sưu tầm