Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều chuyện xảy ra không thể lường trước được, và sự sống này cũng thế, không thể nói trước được ngày mai chúng ta sẽ ra sao, liệu ta có còn được thức dậy đón ánh nắng bình minh hay không. Trong trường hợp đó, có người sẽ đặt ra câu hỏi với Chiemtinh.net rằng: Người chết “Bất đắc kỳ tử”, linh hồn sẽ đi về đâu? Hãy cùng xem lời bàn của đức Phật.

nguoi-chet-bat-dac-ky-tu-linh-hon-se-di-ve-dau

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu vườn Nigroda. Rồi Mahànàma đi đến, sau khi đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, sau khi hầu hạ Thế Tôn hay các Tỷ kheo đáng kính, vào buổi chiều, con đi vào Kapilavatthu, con gặp con voi cuồng chạy, con gặp con ngựa cuồng chạy, con gặp người cuồng chạy, con gặp cỗ xe lớn cuồng chạy, con gặp cỗ xe nhỏ cuồng chạy. Trong khi ấy, bạch Thế Tôn, tâm con nghĩ đến  Phật,Pháp và Tăng bị hoang mang. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: Nếu lúc ấy con mệnh chung, thời sinh thú của con là gì, sinh xứ đời sau là chỗ nào?

Chớ có sợ, này Mahànàma! Không ác là cái chết của ông! Này Mahànàma, với những ai đã lâu ngày tâm tu tập trọn vẹn về tín, về giới, về sở văn, về thí xả, về trí tuệ; với những người ấy, dầu sắc thân này bị vô thường phá hoạim nhưng nếu tâm vị ấy được tu tập lâu ngày trọn vẹn về tín, giới, sở văn, thí xả và trí tuệ thì tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng.

Lời Bàn của Phật:

Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng đấu tranh giành giựt, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên để rồi giết hại lẫn nhau, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu. Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổ vì phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.

Cuộc sống luôn biến động, bất trắc,  đầy rẫy những khó khăn, còn con người thì quá bé nhỏ, dễ vỡ, dù thận trọng đến mấy thì không ai dám xác quyết rằng ta sẽ an toàn trong những giây phút tiếp theo.

Những cái chết bất thình lình, bất đắc kỳ tử, đột tử do các tai nạn thật oan uổng nhưng luôn rình rập, đe dọa con người.   Ðối với người ít tu tập thì chính điều này đã tạo ra cận tử nghiệp bất thiện, ảnh hưởng không tốt đến xu hướng tái sinh.

Tuy nhiên, Phật cho rằng, những ai đã tu tập lâu ngày trọn vẹn về tín, giới, sở văn, thí xả và trí tuệ thì dẫu bị hoang mang, không giữ vững chánh niệm trước lúc chết do tai nạn quá bất ngờ nhưng với nền tảng tu tập vững chắc, trọn vẹn đối với các thiện pháp, nhờ thiện nghiệp sâu dày sẽ giúp họ đi đến chỗ thù thắng, tái sinh vào cõi lành, không hề bị đọa lạc.

Cuộc sống của chúng ta có quá nhiều nỗi khổ niềm đau luôn luôn bám víu vào thân phận con người; khổ về bản thân như đau ốm, bệnh tật, già nua khổ vì người thân trong gia đình như bị mất mát, chia lìa khổ vì vợ chồng không cảm thông và tha thứ cho nhau nên dẫn đến ly dị khổ vì con cái bê tha, hư hỏng; khổ vì phải làm việc nhọc nhằn, vất vả để lo cho gia đình người thân như lo ăn, lo uống, lo nghèo giàu và đủ thứ chuyện khác khổ vì hoàn cảnh như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh khổ vì thi rớt, vì thất tình, vì của cải bị phá sản, vì thua bài bạc bán hết gia tài, hết một số tiền lớn v.v…  Hay ngay cả cái chết không “an” cũng là nỗi khổ đối với người ở lại.

Theo quan niệm “sinh thuận, tử an” là một phước báo lớn của con người. Một khi chưa biết nghiệp duyên của mình sẽ chết bình an hay bất an thì hãy cố gắng tu tập các thiện pháp. Sự chuẩn bị này sẽ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa thiết thực cho đời sống hiện tại và cả những cái chết bất ngờ, nếu có, ở tương lai.