Tuyển thủ Thái Lan đang khoác áo Muangthong sẽ đầu quân CLB nào của V-League và nhận lương cực “khủng” đang nhận được sự chú ý của truyền thông là tin thể thao nổi bật hôm nay.

 

Tuyển thủ Thái Lan Sarath Yooyen sẽ đầu quân cho CLB nào V-League

Tuyển thủ Sarath Yooyen đang “lên cơn sốt” trong lúc lich thi dau bóng đá Thái Lan đúng lúc mùa dịch COVID-19 mà bóng đá đang “đứng hình”.

Thậm chí, các trang báo thể thao Thái Lan còn tiến hành thảo luận “bàn tròn” bàn về chuyện tuyển thủ Thái Lan đang khoác áo Muangthong chuẩn bị sang V-League và nhận lương khủng (?) khi một CLB Việt Nam đang có ý định mời cầu thủ này về.

Tuy nhiên, có một điều là không ai nêu được danh tính cụ thể CLB nào của Việt Nam mời Sarath Yooyen.

CLB TP.HCM hay Sài Gòn FC? Liệu có phải là CLB TP.HCM sau chuyện ồn ào vụ Lee Nguyen nay lại đến Sarath Yooyen? Hay CLB Sài Gòn FC đã có những thay đổi về “kiến trúc thượng tầng”, đổi chủ, thay đổi tận gốc rễ rồi bây giờ mời tuyển thủ Yooyen về khoác áo và khuyếch trương những chiến lược kinh doanh và tạo tầm ảnh hưởng.

Sarath Yooyen là mẫu cầu thủ tài năng, thuộc thế hệ đàn em Dangda, Kawin, nhưng lại là đàn anh những Chanathip, Thitiphan. Yooyen chơi nhiều vị trí ở tuyến giữa như tiền vệ cánh, tiền vệ trung tâm đều rất bén.

Có điều, đó là thời kỳ trước. Cách đây vài năm, Yooyen chấn thương rất nặng và nghỉ một thời gian khá dài rồi trở lại không được như phong độ trước đó. Hiện Yooyen có “biên chế” trong đội tuyển quốc gia nhưng khả năng ra sân không nhiều, chủ yếu là ra sân từ băng ghế dự bị.

Lẽ ra, nếu như ba năm về trước Yooyen không bị chấn thương thì anh xứng đáng được đá tại J-League như những người đồng đội Chanathip, Theerathon hay Dangda… tuy nhiên, lần chấn thương đó Yooyen nghỉ quá lâu và bây giờ phong độ rất nhạt nhòa.

Nếu như những gì báo chí Thái Lan nói rằng Yooyen được một CLB Việt Nam mời với lương rất “khủng” thì có vẻ bất hợp lý.

Thời điểm này Yooyen không hơn những tiền vệ tương đối của các đội V-League. Yooyen cũng không còn những phẩm chất bén nhọn như khả năng giữ bóng, rê bóng, nhãn quan, chuyền bóng và tấn công tốt như những năm anh chưa bị chấn thương. Nói khác đi là khả năng chuyên môn của Yooyen hiện nay thì các tiền vệ Việt Nam đang chơi V-League chẳng hề thua kém tuyển thủ Thái này.

Thái Lan chơi lớn khi tuyên bố dùng đội U23 thi đấu AFF Cup

Cách đây hơn 10 ngày, nhiều bài báo bóng đá của Thái Lan cho biết AFF Cup 2020 (nếu không hoãn vì dịch COVID-19), HLV Nishino sẽ đưa đội U-23 Thái Lan tham dự sân chơi cấp đội tuyển quốc gia do những kết quả bóng đá mà đội bóng này đã đạt được.

Họ đùa giỡn với “bóng ma” hay bị vào thế?

Bóng ma lấy đội U tham gia sân chơi đội tuyển đã từng làm cho bóng đá Thái Lan tuột dốc, khốn đốn rồi. Đó là năm 2004, khi trước đó Thái Lan đã ba lần vô địch Tiger Cup (tiền thân AFF Cup) vào các năm 1996, 2000 và 2002, Thái Lan ngạo mạn lấy đội U-23 “chấp tuổi” các đội tuyển Đông Nam Á còn lại. Trước giải đấu AFF Cup 2004 ấy, chúng tôi đã từng trao đổi với Kiatisak và tiền đạo của HA Gia Lai khi đó quả quyết: “Thái Lan sẽ thất bại, có khi bị loại ngay sau vòng bảng. Các cầu thủ trẻ dù có hay cỡ nào cũng có một sự khác biệt rất lớn so với cấp độ đội tuyển; sức khỏe, sức bền và yếu tố kinh nghiệm, tâm lý kém”…

Và thật vậy, lời dự đoán của Kiatisak chính xác 100%, lần đó Thái Lan bị loại ngay sau vòng bảng… và mở đầu cho một giai đoạn dài tuyển Singapore làm “trùm” Đông Nam Á với hơn nửa đội hình ngoại binh nhập tịch.

Rõ ràng, không ai hiểu bóng đá Đông Nam Á như Kiatisak ở thời điểm đó. Kiatisak hiểu mình, hiểu đối thủ, thậm chí là từng cầu thủ Đông Nam Á trong giai đoạn anh khoác áo tuyển Thái Lan làm “trùm” Đông Nam Á.

Khi HLV Nishino quyết đưa thành phần U-23 đá AFF Cup 2020, không phải người Thái Lan ngạo mạn như lần trước mà đã bị “vào thế”.

Nếu AFF Cup 2020 diễn ra mà không bị COVID-19 quấy rầy, bóng sẽ lăn ngày 23-11 và kết thúc ngày 31-12. Đây là thời điểm các giải nội địa của Nhật vào giai đoạn quyết định. Ở đó có bốn trụ cột của tuyển Thái Lan đang thi đấu gồm Chanathip, thủ môn Kawin (Consadole Sapporo), Dangda (Shimizu S- Pulse) và Theerathon Bunmathan (Yokohama F Marinos) không thể về khoác áo tuyển Thái Lan đá AFF Cup như hồi AFF Cup 2018 (vì AFF Cup không nằm trong lịch của FIFA). Tuyển Thái Lan mà vắng bốn trụ cột kể trên thì rõ ràng đưa đội U-23 thi đấu AFF Cup là điều dễ hiểu.

Mặt khác, có rất nhiều tuyển thủ Thái Lan chơi rất hay đang trong trạc tuổi U-23, đó là những Ekanit Panya, Supachok, Nont Muangngam, Suphachai, Chinnaphat, Anon, Phanthong…

Nhiều khả năng HLV Nishino đưa thành phần chủ lực đá AFF Cup 2020 là lứa những cầu thủ giỏi từng đá SEA Games 30 cuối năm ngoái và những gương mặt tinh tú vừa qua đá vòng chung kết U-23 châu Á đầu năm nay mà Thái Lan vào tứ kết…

Về mặt bản chất, khác với lần 2004, lần này Thái Lan dùng U-23 vì không thể có được những tuyển thủ giỏi nhất đang đá J-League về đá AFF Cup 2020.

AFF Cup 2018, tuyển Thái Lan bị động vì những cuộc thương lượng vào giờ chót mới biết được các CLB Nhật, Bỉ không nhả Theerathon, Chanathip, Dangda, thủ môn Kawin. Nay Thái Lan đã chủ động từ xa cho AFF Cup 2020.

Nhiều khả năng là HLV Nishino sẽ dùng thành phần chủ lực là U-23 nhưng bổ sung những cầu thủ giỏi trên 23 tuổi xuất sắc ở Thai-League để đá AFF Cup 2020.

Nhìn vào câu chuyện HLV Nishino tuyên bố đưa thành phần U-23 đá AFF Cup 2020 cứ ngỡ như Thái Lan lại ngạo mạn. Bóng ma ngạo mạn khiến Thái Lan từng bị sụp vào những năm 2004 trở về sau. Sau đó, chính Kiatisak lên làm HLV trưởng hai đội U-23 và tuyển quốc gia mới lần lượt “đòi lại” ngôi vương Đông Nam Á cho bóng đá Thái Lan.

Lần này, tuyển Thái Lan như đang đứng trước “thế cờ triệt buộc” trước AFF Cup 2020 nên phải dùng thành phần chủ lực là U-23 đá AFF Cup 2020.

"Các thông tin thể thao ở trên là hoàn toàn miễn phí. Hy vọng bạn đọc sẽ thấy hữu ích khi đọc thông tin từ các bài viết trên trang của chúng tôi"