Văn khấn rút chân nhang thay lời con cháu gửi tới các vị thần linh và hội đồng gia tiên dọn dẹp ban thờ để sửa soạn đón Tết. Cùng chiemtinh.net tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Phong tục tỉa chân ngang, dọn ban thờ trước Tết của người Việt
Lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang không có nguồn gốc hay điển tích gì xa xưa mà đơn giản chỉ là công việc dọn dẹp bình thường, loại bỏ phần thừa thãi ở đây là chân hương – phần còn lại của nén hương sau khi cháy hết phần tỏa hương. Việc vệ sinh sẽ giúp ban thờ sạch sẽ hơn, tỏ lòng thành kính của con cháu. Gia chủ nên chú trọng những điều cần lưu ý khi dọn bàn thờ ngày tết nếu không muốn tiền tài không cánh mà bay
Trong quá trình dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp, việc lau bát hương, tỉa chân hương được đặt lên hàng đầu. Thường thì sau lễ cúng ông Công ông Táo là thích hợp nhất để tiến hành công cuộc dọn dẹp này.
Theo quan niệm xưa, trước khi dọn bàn thờ lẫn sau khi hoàn thành, đều phải có nén nhang thành cẩn xin phép các cụ, thông báo về việc dọn dẹp sắp tới, mời các cụ “tạm lánh” cho con cháu dọn dẹp. Thậm chí, nhiều gia đình cẩn thận còn soạn sửa lễ vật để xin phép nữa.
Lựa chọn thời điểm để rút chân nhang
Thông thường, việc tỉa rút chân hương được các gia đình thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Đây là thời điểm lau dọn bàn thờ sach sẽ, gọn gàng và nghiêm trang để chào đón năm mới sang. Có quan niệm cho rằng, chỉ được phép di chuyển các đồ đạc khác, nhưng bát hương thì không được phép di chuyển.
Xem tử vi năm 2019 bản mệnh qua bài viết: TỬ VI 2019 – XEM TỬ VI NĂM KỶ HỢI 2019.
Chọn người rút chân nhang
Theo lệ thường, người được lựa chọn để rút, tỉa chân hương là phải là người gọn gàng, đĩnh đạc và có tâm thờ cúng. Bởi dân gian quan niệm rằng, ban thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương cần làm tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính.
Người được lựa chọn để rút chân hương nên tắm rửa sạch sẽ, quần áo gọn gàng rồi mới tiến hành nghi thức. Dân gian còn bày mẹo rằng: nên giã vài củ gừng, ngâm với rượu trắng trước (nên ngâm nhiều một chút để rửa đồ thờ cúng, thừa thì dùng chữa cảm lạnh nên không sợ lãng phí).
Bài văn khấn rút chân nhang, lau dọn bàn thờ sửa soạn đón Tết
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là: …………………
Ngụ tại: …………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …….. tại …….. (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm … ,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)”
Xem thêm cách xem tuổi xông đất 2019 tại: XEM TUỔI XÔNG NHÀ, XÔNG ĐẤT NĂM 2019.