Mọi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ và bài văn khấn 30 Tết để chuẩn bị cho năm mới sang và gửi lời chào tạm biệt đến năm cũ. Cùng chiemtinh.net tìm hiểu kỹ hơn về nghi lễ này qua bài viết dưới đây nhé.
Ý nghĩa văn khấn 30 Tết để chào tạm biệt năm cũ, đón năm mới sang
Ngày tất niên được coi là nghi lễ kết thúc, chào tạm biệt năm cũ. Trong ngày này, mọi việc quan trọng chuẩn bị cho lễ Tết Nguyên đán gần như đã hoàn tất. Tuy vẫn còn một vài việc nhỏ khiến mọi người tất bật ngược xuôi, cố gắng chuẩn bị cho một năm mới trọn vẹn, chu đáo. Tuy vậy, những người chủ chốt trong gia đình vẫn không bao giờ sao nhãng việc cúng tất niên.
Thông thường, lễ tất niên được làm vào chiều 30 Tết, tổ chức tại gia đình. Tuy nhiên có những gia đình vì điều kiện thời gian, công việc cũng tổ chức vào các ngày trước đó, 29, 28,27 âm lịch…
Trước khi tiến hành lễ này, các gia đình lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất,…
Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng game vui vẻ hoàn tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.
Bữa cơm tất niên thường thịnh soạn, bao gồm nhiều món ăn truyền thống. Trong bữa cơm tất niên, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều phải có mặt đông đủ, người ta nói nhiều chuyện vui vẻ đã qua, động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong những ngày se se lạnh.
Không chỉ riêng gia đình mới cúng hay ăn tất niên. Nhiều cơ quan, nhóm hội cũng tổ chức cúng tất niên và mở tiệc tất niên, tổng kết năm cũ. Tất niên cũng được hiểu rộng rãi hơn. Ngày được chọn để tổ chức lễ tất niên cũng không nhất thiết phải là ngày 30 Tết mà là những ngày giáp Tết, khi các cơ quan bắt đầu được nghỉ lễ.
Xem thêm văn khấn Tết qua bài viết: Bài văn khấn mùng 1 Tết – Cúng thần linh và gia tiên mùng 1 Tết.
Mâm lễ cúng 30 Tết bao gồm
Thông thường, mâm lễ cúng tất niên bao gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Mâm lễ thịnh soạn, dù là cỗ mặn hay cỗ chay cũng đều bao gồm đủ mọi món ăn cổ truyền ngày Tết, được chế biến thơm ngon, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Trong đó, nếu cúng mặn thì không thể thiếu gà trống, bát canh măng, miến, đĩa xào, nem rán, đĩa giò,…
Sau khi bày biện, sửa soan xong mâm cỗ cúng tất niên, gia chủ sẽ khấn để mời ông bà, tổ tiên về sum họp với con cháu.
Văn khấn 30 Tết chuẩn nhất để tạm biệt năm cũ, đón năm mới sang
“Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Kính lạy:
Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại.
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ………….
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………….
Ngụ tại: ……………………………………………………..
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.”
Xem thêm bài văn khấn ông Công ông Táo và nghi lễ tổ chức qua bài viết: Bài Văn khấn Ông Công – Ông Táo 23 tháng Chạp Âm lịch.